Xứ Huế có nhiều làng nghề truyền thống vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống có từ các thế hệ cha ông và làng Sình chính là một trong những nơi như vậy. Về với làng Sình xứ Huế, nơi đã rất nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian nức tiếng 400 năm tuổi, hội Vật truyền thống hay những nét bình yên dân dã hẳn sẽ là điều du khách khó lòng bỏ qua. Mùa hè này, nếu đã quá chán với thành phố xô bồ, hãy dành cho bản thân lắng lại, tìm về làng Sình xứ Huế – cẩm nhận sự yên bình của vùng đất còn lưu giữ được nét đẹp văm hoá làng xã xưa của Cố đô.
1. Nguồn gốc làng Sình xứ Huế
Làng Sình hay còn có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm ngay bên dòng sông Hương thơ mộng, làng Sình là một trong số ít nơi còn lưu giữ được nghề làm tranh truyền thống ở xứ Huế xuất hiện từ sớm ở Đàng Trong, từ thế kỷ XV cư dân của các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hải Dương và các tỉnh bắc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh đã di cư đến đây là tạo lập nên ngôi làng này.
Trước đây, làng Sình từng là trung tâm văn hóa của cố đô và đã nhiều lần được nhắc đến trong Ô Châu Cận Lục như một điểm giao thương sầm uất. Nếu là một người tìm hiểu nhiều về văn học hẳn bạn sẽ nhớ đến câu “Cầu Bao Vinh ngựa xe tấp nập, làng Lại n tiếng gà gáy sáng giục khách thương tài lợi cạnh tranh…”.
Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về chữ “Sình” trong tên gọi ngày nay của làng. Có người cho rằng đó là dấu ấn Chăm còn sót lại. Cũng có người giải thích theo lịch sử, Sình là biến âm của Hình – một thế võ của làng. Hoặc Sình còn là tên của một ngôi chợ rất nổi tiếng trong làng.
2. Những trải nghiệm tuyệt vời khi tới làng Sình xứ Huế
2.1. Tận hưởng vẻ đẹp của miền quê ngoại ô
Là một làng quê điển hình của miền Trung, làng Sình xứ Huế sở hữu vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng bên dòng sông Hương êm đềm. Khung cảnh của ngôi làng này là hình ảnh rất điển hình thường thấy trong những bộ phim xưa. Dòng sông hiền hoà trầm mặc, thi thoảng là bóng của những chiếc thuyền đánh cá êm trôi nhẹ nhàng trên mặt sóng lăn tăn, những đám hoa lục bình khoe sắc tím mộng mơ, con đường làng nho nhỏ rợp bóng cây xanh. Ở làng Sình du khách có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi mộc mạc, đơn sơ của những ngôi nhà nhỏ xinh, bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ, bát trà xanh gừng ấm nóng. Đến làng vào khung giờ sớm du khách có thể tham gia phiên chợ cá của miền quê rất độc đáo.
2.2. Khám phá nghệ thuật tranh dân gian làng Sình
Điều khiến người ta nhớ đến nhiều nhất khi nhắc đến làng Sình xứ Huế chính là nghệ thuật làm tranh truyền thống. Theo các bậc lão niên trong làng kể lại thì từ thời Trịnh – Nguyễn trong dòng người đến làng định cư có ông Kỳ Hữu Hoà đã mang theo nghề làm tranh giấy mộc của quê hương đến mưu sinh, từ đó nghề làm tranh của làng cũng ra đời. Mặc dù hiện tại nghề làm tranh mộc ở làng Sình xứ Huế không còn phát triển cực thịnh nhưng khi du khách đến đây vẫn có thể tìm hiểu và trải nghiệm nghề làm tranh truyền thống rất độc đáo này.
Điểm dừng chân quen thuộc của du khách khi muốn tìm hiểu về tranh làng Sình chính là nhà ông Kỳ Hữu Phước hậu duệ rất nhiều đời của ông nhà ông Kỳ Hữu Phước. Tại đây du khách sẽ biết rằng để tạo nên những bức tranh làng Sình nổi tiếng người ta sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn kỳ công và hầu hết các bước đều thực hiện bằng tay. Theo đó, sẽ có 7 bước để tạo nên một bức tranh làng Sình hoàn chỉnh gồm xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu và điểm nhãn.
Chủ đề của tranh làng Sình xứ Huế không quá đa dạng nhưng đặc sắc. Thường sẽ chia thành ba nhóm chính là tranh nhân vật, tranh súc vật và tranh đồ vật và thường lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa, sinh hoạt, lao động và lễ hội của làng quê. Tranh làng Sình mang ý nghĩa ất quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của cha ông truyền lại, Du khách ngoài tìm hiểu và trải nghiệm làm tranh có thể mua về như một món quà ý nghĩa và đậm bản sắc xứ sở.
2.3. Xem hội Vật làng Sình
Đây cũng là một trong những nét đặc sắc trong văn hoá của làng Sình xứ Huế. Cứ đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm người dân làng Sình nói riêng và người dân xã Phú Mậu nói chung sẽ gióng trống mở cờ để tổ chức lễ hội vật truyền thống, Đây là một nét đẹp có từ thời nhà Nguyễn và đã tồn tại suối hơn 400 năm qua.
Lễ hội vật làng Sình thu hút rất nhiều du khách cũng như người dân quang vùng để tham dự. Lễ hội đề cao tinh thần thượng võ và truyền thống tốt đẹp, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, sự dũng cảm, mưu trí đối với các thế hệ trẻ. Hội vật ở làng Sình Huế diễn ra duy nhất một ngày gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ các bậc lão niên của làng sẽ đến đình làng Lại n để làm lễ vái tại Thành Hoàng. Đến phần hội, các đô vật sẽ được chia theo độ tuổi thi đấu với nhau, người thắng 3 trận sẽ vào chung kết. Điều đặc biệt ở hội vật làng Sình chính là không chỉ người địa phương mà cả du khách cũng có thể đăng ký tham gia đấu vật.
2.4. Khám phá ẩm thực hấp dẫn
Huế vẫn luôn được biết là một trong những nơi có nền ẩm thực phong phú và đặc sắc ở Miền Trung, do vậy đến làng Sình hẳn du khách sẽ khó lòng bỏ qua cơ hội khám phá ẩm thực hấp dẫn ở nơi đây. Du khách có thể thưởng thức những món ngon hấp dẫn như bánh lọc, cơm hến, bánh khoái…Mỗi món ăn mang một nét đặc trưng và hương vị độc đáo rất riêng sẽ khiến cho hành trình vi vu của bạn thêm phần thi vị.
3. Hướng dẫn cách di chuyển đến làng Sình
Từ thành phố Huế để đến với làng Sình du khách có thể di chuyển theo hai cung đường khác nhau. Theo đó, du khách có thể đi thuyền xuôi theo sông Hương với quãng đường 9km, ngôi làng nằm ở hướng Tây Nam, mặt hướng ra sông Hương. Thường du khách đi tour đến làng Sình sẽ di chuyển theo cách này.
Cách thứ 2 là di chuyển bằng đường bộ. Du khách có thể đi xe máy từ trung tâm thành phố Huế về hướng Bắc đến đường Hoàng Hoa Thám thì tiếp tục đi đến đường Lê Lợi, đi thằng qua cầu Đập Đá. Tiếp đó đi dọc theo đường Nguyễn Sinh Cung thêm 2km thì rẽ vào đường tỉnh 10A sau đó đi chếch về phía trái theo đường Nguyễn Sinh Cung rồi rẽ trái vào đường tỉnh 2 thêm 3km là đến được địa phận của làng Sình.
Về làng Sình xứ Huế để khám phá vẻ đẹp của một làng quê bình yên và nghề làm tranh truyền thống đã vang danh khắp nơi chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho những ai yêu thích những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.