Ngày 1 – TP.HCM – AN GIANG – THÁNH ĐƯỜNG CÙ LAO GIÊNG – CỒN ÉN – HUYỀN ẢO NÚI SAM VỀ ĐÊM (Ăn sáng, trưa, chiều)
Quý khách tập trung và khởi hành đi An Giang theo tuyến cao tốc Trung Lương ngắm nhìn những cánh đồng lúa và màu xanh vườn tược hai bên đường
Đến Cù lao Giêng – từng được mệnh danh là “đệ nhất cù lao” với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, khu sinh thái thuần Nam Bộ:
– Thánh đường Cù Lao Giêng: được xây dựng từ thời vua Tự Đức năm 1875, công trình cổ mang dáng dấp nguy nga, với những hoa văn tinh tế và tỉ mỉ, tạo nên một không gian cổ kính của Pháp giữa vùng đất cù lao.
– Trải nghiệm đi đò vượt sông Tiền tận hưởng vẻ đẹp yên bình vùng sông nước đến KDL sinh thái Cồn Én.
– Khám phá thế giới của gỗ trầm thuỷ có niên đại trăm năm: được chế tác thành tuyệt phẩm độc lạ như ngôi nhà lộng gió, thành cầu trên không, đặc biệt tác phẩm gỗ dài hàng chục mét với hàng chục chủ đề mang điển hay, tích lạ… ;
– Tắm mình trong làn nước mát lành từ bãi tắm nhân tạo ven sông mang đến du khách cảm giác sảng khoái “văn minh miệt vườn”
– Ghi lại những khoảnh khắc cực chất bên con tàu gỗ 3 tầng ven sông; thưởng thức bữa trưa trong không gian thiên nhiên sóng nước châu thổ hữu tình.
Sau khi ăn tối, Quý khách khám phá Châu Đốc với các điểm tâm linh quan trọng dưới chân núi Sam.
– Miếu Bà Chúa Xứ: nơi linh thiêng để du khách gửi gắm những lời nguyện cầu đến Bà.
– Tây An Cổ Tự: kết hợp mẫu mực của phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.
Ngoài ra, Quý khách có thể tham quan KDL cáp treo núi Sam – khám phá một Châu Đốc rất khác về đêm (chi phí tự túc)
– Chiêm bái đền thờ Dược Sư lung linh ánh đèn lồng về đêm; Check-in chùa Một Cột và nhà ga xây dựng theo lối kiến trúc Châu Âu
– Trải nghiệm cáp treo chinh phục đỉnh núi Sam: ngắm toàn cảnh TP. Châu Đốc về đêm; tham quan Quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo theo phong cách Nhật Bản như Đền thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, Đền Phật Ngọc – với tượng Phật Thích Ca được chế tác từ ngọc nguyên khối; cầu tài lộc tại Bệ Đá Bà Ngự.
Nghỉ đêm tại TP.Châu Đốc (An Giang)
Ngày 2 – AN GIANG – CHỢ TỊNH BIÊN – ĐẶC SẢN VÙNG BIÊN – LÂM VIÊN NÚI CẤM – RẠCH GIÁ – KHU ĐÔ THỊ LẤN BIỂN (Ăn sáng, trưa, chiều)
Quý khách trả phòng, khởi hành theo đường N1 chạy dọc kênh đào Vĩnh Tế đến check-in và trải nghiệm mua sắm tại chợ biên giới Tịnh Biên.
Chinh phục ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí và cũng là ngọn núi thiêng nhất trong vùng Bảy Núi – An Giang bằng cáp treo dài 3,5 km vượt qua những ngọn cây, mặt hồ phẳng lặng như tìm về chốn an yên cho tâm hồn (chi phí tự túc)
– Lâm Viên Núi Cấm (hay Thiên Cấm Sơn – núi Ông Cấm): được ví như “Nóc nhà của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” nằm ở độ cao trên 705 mét quanh năm mát mẻ, phong cảnh sơn thủy hữu tình với các cảnh đẹp ngoạn mục như Hồ Thủy Liêm; Tượng phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á cao 33,60 mét; Chùa Vạn Linh uy nghi với bảo tháp 9 tầng cao 35 mét, nơi linh thiêng để Quý khách cầu mong những điều an nhiên và bình an trong cuộc sống.
Thưởng thức món ăn đậm nét ẩm thực đặc trưng tại ‘Thất Sơn Kỳ Bửu’ và miền quê sông nước:
– Bánh xèo vàng ươm, giòn tan gói trọn cái hương vị ngọt lành của sản vật đồng bằng châu thổ như: thịt ba rọi, tép, đậu xanh, giá… ăn kèm hàng chục loại rau rừng thiên nhiên trứ danh
– Lẩu Cù Lao – nét chấm phá trong văn hóa ẩm thực của người dân miền Tây, giản dị nhưng mang dư vị dễ gây nghiện
Sau khi ăn trưa, Quý khách di chuyển theo cung đường Tà Pạ (Tri Tôn), thưởng ngoạn những cánh đồng lúa bạt ngàn xen lẫn hàng thốt nốt đặc trưng vùng biên giới An Giang
– Dừng chân tại Cơ sở thốt nốt Trần Gia: thưởng thức vang thốt nốt, rượu thốt nốt, đường thốt nốt (sản phẩm chứng nhận OCOP), thốt nốt rim dẻo mềm, mật nhụy hoa thốt nốt và mua sắm các sản phẩm nguyên chất từ thốt nốt về làm quà cho người thân.
Đến TP. Rạch Giá, đoàn ‘săn’ hoàng hôn và ăn tối trên khu đô thị lấn biển đang vươn mình ra biển lớn
Nghỉ đêm tại TP.Rạch Giá (Kiên Giang)
Ngày 3 – RẠCH GIÁ – ĐÌNH THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC – CÀ MAU – VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ – NĂM CĂN (Ăn sáng, trưa, chiều)
Khởi hành đến khu vực Vườn Quốc Gia U Minh Hạ – khám phá nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập lợ dưới những tán rừng tràm xanh mướt:
– Lên tắc ráng (vỏ lãi) nhẹ nhàng lướt đi trên mặt nước khám phá những con kênh thẳng tắp, ngắm nhìn không gian đồng quê yên ả.
– Tản bộ trên con đường dưới những tán rừng tràm bạt ngàn, Quý khách đồng hành cùng người dân đi gác kèo ong, thu hoạch ong và được tự tay vắt những tổ ong sóng sánh mật nguyên chất theo mùa.
*Lưu ý: trải nghiệm tùy tình hình thực tế, nếu không đi gác kèo ong được, đoàn chuyển qua trải nghiệm bơi xuồng, dỡ lờ và đặt lọp.
– Gia đình chủ nhà sẽ tiếp đãi Quý khách bữa cơm tự cung tự cấp của thiên nhiên rừng U Minh: gỏi ong non, cá lóc đồng nướng rơm, canh chua cá… cùng vài chung rượu ong tràm tinh khiết.
Ngày 4 – ĐẾN VÙNG CỰC NAM TỔ QUỐC ‘ MỘT NGÀY LÀM NGƯỜI DÂN BẢN ĐỊA’ – BẠC LIÊU ‘DU LỊCH ĐIỆN GIÓ TỪ MẢNH ĐẤT PHÙ SA VEN BIỂN’ (Ăn sáng, trưa, chiều)
Đoàn trả phòng, khởi hành đi Đất Mũi – chạm chân đến Mũi Cà Mau, cùng người dân bản địa trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp phóng khoáng của miền đất cực Nam tổ quốc
– Vi vu trên vỏ lãi đến khu vực nuôi nghêu của người dân địa phương nằm ven biển Đông, Quý khách tự tay cào nghêu, chế biến và thưởng thức nghêu ngay tại chỗ (không giới hạn số lượng nghêu bắt và ăn tại chỗ, mang về sẽ tính phí)
– Khám phá Cột mốc tọa độ quốc gia GPS 000; Pano biểu tượng mũi Cà Mau; Điểm cuối đường Hồ Chí Minh 2436Km; Đền thờ Cha Lạc Long Quân và tượng Mẹ Âu Cơ; chinh phục Cột cờ Đất Mũi – từ trên kỳ đài cao hơn 41 m, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cụm đảo Hòn Khoai thơ mộng nằm giữa biển Đông hay những cánh rừng đước bạt ngàn.
– Mua sắm những sản vật của miền quê Đất Mũi và thưởng thức bữa trưa tại khu du lịch cộng đồng Hoàng Hôn với những món ăn đặc sản như: cá thòi lòi, ba khía,…
– Cảm nhận trọn vẹn nét đẹp phóng khoáng của miền đất Phương Nam, Quý khách tiếp tục hành trình lên cano len lỏi trong rừng đước khám phá khu rừng ngập mặn lớn thứ hai thế giới, với hệ sinh thái đa dạng, mang vẻ đẹp hoang dại cùng bầu không khí trong lành. Check-in trạm dừng chân độc nhất vô nhị trên bãi bồi biển Tây (nơi hằng năm lấn biển từ 80 – 100m) và tham quan nhà lá truyền thống địa phương và cây cầu khỉ xuyên rừng độc đáo.
Tạm biệt Cà Mau, Quý khách khởi hành tham quan KDL Điện Gió Hòa Bình 1 – ‘Bản Giao Hưởng Của Gió’ trên vùng biển Bạc Liêu thân yêu: tham quan trang trại điện gió bằng xe điện trên tuyến cầu dẫn vượt biển dài nhất ĐBSCL, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những turbine như những chiếc chong chóng khổng lồ; săn ánh hoàng hôn đẹp tựa như một bức tranh với ánh mặt trời đỏ rực ngoài khơi xa.
Nghỉ đêm Bạc Liêu.
Ngày 5 – BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG – KHÁM PHÁ VĂN HÓA & ẨM THỰC KHMER – TRẢI NGHIỆM LÀM CỐM DẸP CÙNG NGHỆ NHÂN – TP.HCM Số bữa ăn: 2 bữa (sáng, trưa)
Sau khi trả phòng, đoàn khởi hành tham quan
– Quảng trường Hùng Vương – lưu giữ kỉ niệm cùng hình ảnh cây đàn kìm cách điệu (cao 18,6 m) nhạc cụ không thể thiếu trong đờn ca tài tử cải lương, biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu; Nhà hát Cao Văn Lầu – hình dạng 3 chiếc nón lá khổng lồ lớn nhất Việt Nam.
– Khu nhà công tử Bạc Liêu: do kỹ sư người Pháp thiết kế vào năm 1919, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam Kỳ Lục Tỉnh lúc bấy giờ. Khu nhà gắn liền với giai thoại vàng son một thời của cậu Ba Huy – người được mệnh danh là “Công tử Bạc Liêu” nổi danh nhất xứ Nam Kỳ.
Tiếp tục hành trình đến Sóc Trăng, đoàn tham quan Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông – một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn, gồm nhiều công trình như: Chánh điện, ngôi bảo tháp ‘vạn người mê’ đẹp tựa chùa Arun tại Thái Lan. Đặc biệt, tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm với kích thước chiều dài 63 mét…
Trải nghiệm chương trình cùng nghệ nhân làm cốm dẹp trộn dừa – dẻo thơm đúng chuẩn vị miền Tây
Thưởng thức bữa trưa với đặc sản gây thương nhớ như cá kèo nướng ống sậy – dân dã vị đồng quê; bánh cống – đặc sản của người Khmer ở Sóc Trăng; Lẩu nước lèo – món ăn mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực Sóc Trăng kết hợp hài hòa của 2 dân tộc Kinh – Khmer; gạo ST25.
Đoàn quay về TP.HCM, kết thúc chương trình tại điểm đón ban đầu.