Miền Tây: Tiền Giang – Cần Thơ – Bạc Liêu – Nhà Thờ Tắc Sậy

Ngày 1 – TP.HCM – TIỀN GIANG – CÁI BÈ – LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP – CÙ LAO TÂN PHONG – VĨNH LONG – CHÙA PHẬT NGỌC XÁ LỢI – CẦN THƠ (Ăn sáng, trưa, chiều)

Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách khởi hành đi miền Tây theo tuyến cao tốc Trung Lương ngắm nhìn những cánh đồng lúa và màu xanh vườn tược hai bên đường.

Đến bến tàu du lịch Cái Bè, Quý khách lên tàu khám phá dòng sông Tiền đỏ nặng phù sa, quan sát các hoạt động giao thương và đời sống của người dân; thư thái giữa bốn bề sông nước, thưởng thức trái cây và giải nhiệt cùng nước dừa tươi ngay trên thuyền.
– Làng nghề thủ công truyền thống của địa phương: lò cốm, lò bánh tráng, lò kẹo dừa, thưởng thức bánh mứt đặc sản tại địa phương; thưởng thức trà mật ong và bánh mứt đặc sản tại địa phương.
– Thuyền đưa Quý khách tham quan hệ thống Làng cổ Đông Hòa Hiệp do Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chung tay phát triển du lịch cộng đồng: tản bộ trên những con đường làng yên bình tham quan nhà cổ Ba Đức hoặc nhà cổ Ông Kiệt một trong những ngôi nhà cổ kính và đẹp nhất tại địa phương.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp - Sức hút ngôi làng cổ “trăm tuổi” Tiền Giang
– Cù lao Tân Phong, đoàn ăn trưa tại nhà hàng sinh thái trải dài theo bờ sông Tiền, thưởng thức các món ăn dân dã miền sông nước.
 Tham quan vườn cây ăn trái cây rợp bóng mát (tùy theo mùa vụchôm chôm, ổi, mận, nhãn, sầu riêng, vú sữa…; Quý khách có thể hái trái cây và cân ký tại nhà vườn.
 Thưởng thức trái cây tươi và giao lưu đàn ca tài tử Nam Bộ.
 Trải nghiệm xuồng chèo len lỏi vào trong rạch nhỏ: dưới những tàn cây xanh mát, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và ngắm nhìn khung cảnh yên bình của làng quê Nam bộ.

Đoàn khởi hành đi Cần Thơ, trên đường dừng chân vãn cảnh chùa Phật Ngọc Xá Lợi – kiến trúc mang nhiều phong cách nghệ thuật Phật giáo của nhiều nước trên thế giới: chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 32 mét đứng uy nghiêm trên tòa sen hồng lớn có 9 rồng vàng uốn lượn; Tượng Phật Ngọc tạc bằng đá ngọc bích nguyên khối; chiêm ngưỡng Bảo Tháp hình lục giác 9 tầng cao nhất miền Tây. 

Sau khi dùng bữa tối tại TP.Cần Thơ, Quý khách tự do dạo phố đêm khám phá “Tây Đô” lung linh sắc màu: ngắm cảnh cầu Cần Thơ về đêm; Check-in cầu Tình Yêu – thiết kế uốn lượn hình chữ S cùng hai đài sen và hệ thống đèn led rực rỡ sắc màu; Chụp ảnh tại chùa Ông cổ kính; Khám phá chợ đêm Ninh Kiều và con đường bích họa Cần Thơ xưa và nay – tái hiện nét đẹp văn hóa của người dân Cần Thơ nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nghỉ đêm tại Cần Thơ.

Ngày 2 – CẦN THƠ – CHỢ NỔI CÁI RĂNG – BẠC LIÊU – NHÀ THỜ TẮC SẬY – CÁNH ĐỒNG ĐIỆN GIÓ (Ăn sáng, trưa, chiều)

Nhà thờ Tắc Sậy - Điểm du lịch nổi danh xứ công tử Bạc Liêu

Đoàn trả phòng và khởi hành ra Bến Ninh Kiều, xuống thuyền du ngoạn trên sông Cần Thơ, nghe giới thiệu về Chợ thủy sản nước ngọt Cần Thơ; trải nghiệm Chợ nổi Cái Răng – một hình thức họp chợ đặc trưng tại các ngã sông của vùng đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi quy tụ hàng trăm ghe xuồng, tạo thành nơi mua bán, giao thương các loại trái cây, đặc sản sầm uất trên sông nước. Chợ Nổi Cái Răng đã được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia.
Sau khi dừng chân tham quan, mua sắm tại siêu thị đặc sản và quà lưu niệm Hương Đảo, đoàn khởi hành đi Bạc Liêu tham quan:

– Nhà công tử Bạc Liêu: do kỹ sư người Pháp thiết kế vào năm 1919, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Đoàn nghe kể về giai thoại vàng son một thời của cậu Ba Huy – người được mệnh danh là “Công tử Bạc Liêu”.

– Nhà thờ Tắc Sậy – nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ, nơi đây gắn liền với những câu chuyện cảm động về cuộc đời của cha Trương Bửu Diệp.

– Cánh Đồng Điện Gió: chiêm ngưỡng vẻ đẹp những tua-bin gió khổng lồ cao hơn 80 m sừng sững trên nền trời xanh với ý nghĩa tạo một nguồn năng lượng sạch vô tận trên mặt biển, giảm thiểu tác động gây hiệu ứng nhà kính…

Nghỉ đêm ở Bạc Liêu.

Ngày 3 – BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG – KHÁM PHÁ VĂN HÓA KHMER – TP.HCM (Ăn sáng, trưa)

Sau bữa sáng, Quý khách tham quan:
– Quảng Trường Hùng Vương: hình ảnh cây đàn kìm cách điệu (cao 18,6 m) nhạc cụ không thể thiếu trong đờn ca tài tử cải lương, biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu.
 Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu: một công trình khái quát về thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn lầu, ghi nhận công lao và tôn vinh những đóng góp to lớn của ông cho nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và là người sản sinh ra bản Dạ cổ Hoài lang bất hủ.

Đoàn khởi hành đi Sóc Trăng, tham quan hai ngôi chùa nổi tiếng:
– Chùa Sà Lôn: còn được gọi là “chùa Chén Kiểu” thể hiện được nét văn hóa độc đáo của người Khmer cùng cách thiết kế sáng tạo từ hàng vạn mảnh chén được ốp trên các công trình kiến trúc của chùa.

– Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông – Một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn, gồm nhiều công trình như: Chánh điện, ngôi bảo tháp “vạn người mê” đẹp tựa chùa Arun tại Thái Lan,… Đặc biệt, tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm với kích thước chiều dài  63 mét…

Trải nghiệm chương trình cùng nghệ nhân làm cốm dẹp trộn dừa – dẻo thơm đúng chuẩn vị miền Tây. 
Thưởng thức bữa trưa với đặc sản gây thương nhớ như cá kèo nướng ống sậy – dân dã vị đồng quê; bánh cống – đặc sản của người Khmer ở Sóc Trăng; Bún nước lèo – món ăn mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực Sóc Trăng kết hợp hài hòa của 2 dân tộc Kinh – Khmer; gạo ST25.
Đoàn quay về TP.HCM, kết thúc chương trình tại điểm đón ban đầu.